Liên kết website
Tư vấn trực tuyến
  • Tư vấn Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn Đầu tư
  • Tư vấn Doanh nghiệp
  • Tư vấn Pháp lý
Thống kê truy cập
Hỏi đáp - Tư vấn Hợp đồng - ipic, luat, luật, tư vấn đầu tư, tu van dau tu, tư van doanh nghiep

Hỏi đáp » Tư vấn Hợp đồng

  • Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính thương mại?

    Hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính thương mại có những đặc trưng sau:

    Mục đích của việc giao kết hợp đồng là nhằm mục đích sinh lợi, mục đích sinh lợi là mục đích có được lợi nhuận hoặc múc đích kinh doanh khác. Việc kết thúc hợp đồng mua bán này không phải là kết thúc của hoạt động lưu thông hàng hóa, có nghĩa là sau khi mua bán hàng hóa không được đưa vào sử dụng mà nó sẽ được đưa đi mua bán tiếp. Thực chất của quá trình này là  "mua đi bán lại" nhằm thu lợi nhuận.

    Chủ thể hoạt động mua bán hàng hóa phải là thương nhân theo điều 6 Luật Thương Mại:

    Điều 6. Thương nhân

    1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

    Đối tượng hợp đồng mua bán hàng háo phải là động sản "hàng hóa là tất cả các động sản kể cả động sản hình thành trong tương lai"

  • Hàng hóa là đối tượng hợp đồng mua bán bao gồm những loại tài sản nào?

    Hàng hóa là đối tượng hợp đồng mua bán báo gồm tất cả các loại tài sản được phép lưu thông và không năm trong danh mục bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật.

    Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật thương mại năm 2005, 'hàng hóa báo gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai'. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005  tại điều 163 và điều 174 "tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền về tài sản".

    Như vậy đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa rất rộng, khi giao kết hợp đồng các bên phải khằng định được rằng tài sản đó đươc phép giao dịch (khoản 1 điều 429 Bộ Luật Dân sự năm 2005 những tài sản không được phép giao dịch không phải là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa, và hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Như vậy khi giao kết hợp đồng các bên nên chú ý liệu tài sản đió có được phép giao dịch không, còn lại tất cả tài sản đều là đối tượng của hợp đồng.

  • Khi nào hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là xác lập băng văn bản?

    Theo cách hiểu thông thường thì hợp đồng được xác lập bằng văn bản là hợp đồng được giao kết băng văn viết. Đối với hợp đồng này theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì hiệu lực của hợp đồng chỉ phát sinh khi các bên đã ký kết đầy đủ vào hợp đồng. Khoản 4 điều 404 Bộ Luật Dân Sự Năm 2005 "thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên giao kết sau cùng ký vào văn bản". Ngoài ra những hợp đồng có yêu cầu bắt buộc công chứng thì phải có đầy đủ chứ ký của các bên và phải được chứng nhận công chứng. Theo quy định của luật thương mại thì hình thức giao kết bằng văn bản được pháp luật quy định mở rộng hơn được pháp luật thừa nhận như fax, telex, mail, thông tin dữ liệu, theo quy định tại khoản15, điều 3 Luật thương mại " Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật."

    Như vậy pháp luật có quy định rõ ràng về hình thức hợp đồng bằng văn bản, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại thì mỡ rộng các hình thức được xem là hình thức bằng văn bản để đảm bảo tính thực tiễn áp dụng linh hoạt trong thương mại.

  • Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như thế nào?

    Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau cụ thể:

    Theo quy định Điều 401 Bộ Luật Dân sự. Hình thức hợp đồng dân sự

    1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Tương tự Luật thương mại cũng quy định không hạn chế hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

    Theo Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

    1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

    2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

    Như vậy để đáp ứng thức tiễn của việc mua bán hàng hóa thì pháp luật quy định rất linh hoạt về hình thức hợp đồng để đáp ứng thực tiễn của hoạt động mua bán hàng hóa.

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

    Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho người mua và nhận tiền thanh toán, còn người mua mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và thanh toán tiền hàng cho người bán.

    Theo quy định của pháp luật hiện nay, Hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2004 và Luật Thương mại năm 2005.

    Theo quy định tại điều 428 "Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán".

    Còn theo quy định của Luật thương mại năm 2005 tại khoản 8 điều 3 " Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận".

    Như vậy hiện nay liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa có sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự và Luật thương mại, để phân biệt hai loại hợp đồng này phải căn cứ vào các nội dung cơ bản sau:

    Hợp đồng mua bán hàng hóa do Luật thương mại điều chỉnh có mục đích sinh lợi, còn hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật dân sự chỉ mục đính tiêu dùng.

    về chủ thể: Hợp đồng mua bán hàng hóa trong luật thương mại chủ thể tham gia một trong các bên phải là thương nhân, còn trong hợp đồng dân sự thì không yêu cầu chỉ cần đáp ứng đủ năng lực hành vi dân sự có thể giao dịch. 

     

 «  1 | 2  »