- » IPIC TƯ VẤN THÀNH CÔNG THƯƠNG VỤ TĂNG VỐN LÊN GẦN 6.000 TỈ CHO TẬP ĐOÀN LOTTE
- » IPIC TƯ VẤN THÀNH CÔNG DỰ ÁN CỦA TẬP ĐOÀN LG CHEM TẠI VIỆT NAM
- » CÔNG TY LUẬT TNHH IPIC THÀNH CÔNG TRONG VIỆC TƯ VẤN DỰ ÁN CÓ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ GẦN 3 TỶ USD CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG ENGINEERING TẠI TỔ HỢP HÓA DẦU MIỀN NAM
- » IPIC TƯ VẤN THÀNH CÔNG DỰ ÁN ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN ĐẦU TIÊN Ở HÀ NỘI CỦA TẬP ĐOÀN HITACHI ZOSEN VÀ TẬP ĐOÀN T&T
- » Khai trương Chi nhánh Công ty Luật IPIC tại Tp. Hồ Chính
Dịch vụ
IPIC GROUP cung cấp các dịch vụ đăng ký quốc tế quyền Sở hữu trí tuệ cho khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình như Nhãn hiệu, Kiểu dáng công nghiệp, Sáng chế/giải pháp hữu ích v.v.. ở nước ngoài, IPIC GROUP có thể tư vấn các phương thức đăng ký bảo hộ hữu hiệu nhất giúp khách hàng đạt được mục đích của mình.
Việc đăng ký quốc tế quyền Sở hữu trí tuệ tại nước ngoài tuân theo quy định của luật pháp nước sở tại, theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và theo cả pháp luật Việt Nam.
Tìm hiểu thêm:
1. Đặng ký nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid
2. Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu
3. Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ
4. Đăng ký nhãn hiệu tại Lào, Campuchia và Myanmar
Chi tiết >>
1. Đăng ký nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid
Hệ thống Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế được hình thành từ năm 1891, dưới sự điều chỉnh của Thỏa ước Madrid (năm 1891) và Nghị định thư Madrid (1989). Hệ thống cho phép người nộp đơn đồng thời đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nhiều quốc gia thông qua một đơn đăng ký duy nhất.
Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo Hệ thống Madrid, người nộp đơn cần phải chuẩn bị Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm:
- Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp (gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam);
- Giấy uỷ quyền có chữ ký và đóng dấu của người nộp đơn;
- Mẫu nhãn hiệu (18 mẫu nhãn hiệu có kích thước không lớn hơn 8cm x 8cm và không nhỏ hơn 2cm x 2cm);
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ được cấp tại Việt Nam (nếu nộp theo Thoả ước Madrid);
- Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu (có xác nhận của cơ quan đơn đầu tiên - nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid);
- Bản liệt kê danh mục hàng hoá/dịch vụ yêu cầu bảo hộ.
Một số điểm cần lưu ý khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước và nghị định thư Madrid:
Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Người đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tương ứng theo Thỏa ước Madrid;
- Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.
Ngôn ngữ:
- Đơn đăng ký quốc tế chỉ định một nước là thành viên Thỏa ước mà không chỉ định thành viên Nghị định thư phải được làm bằng tiếng Pháp;
- Đơn đăng ký quốc tế chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư, có thể đồng thời là thành viên Thỏa ước và Nghị định thư, có thể làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
- Riêng đối với các đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định thư Madrid: Trường hợp đơn đăng ký quốc tế bị từ chối do đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam bị mất hiệu lực, trong thời hạn 03 tháng, người nộp đơn có thể yêu cầu chuyển đơn đăng ký quốc tế thành đơn đăng ký quốc gia với ngày ưu tiên được tính là ngày đã nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng.
2. Đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu
Để tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng và đỡ tốn kém cho các chủ nhãn hiệu trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Châu Âu, cộng đồng châu Âu đã thành lập riêng một hệ thống đăng ký nhãn hiệu vào tất cả các quốc gia thành viên được gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay CTM (Community trade mark). Để được bảo hộ ở tất cả 27 quốc gia thành viên, người nộp đơn chỉ cần nộp một đơn đăng ký duy nhất. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ ở tất cả các quốc gia thành viên của cộng đồng.
Tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn:
- Tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của Người nộp đơn;
- Giấy uỷ quyền của Người nộp đơn;
- 5 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
- Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Cơ quan nhận đơn: “The Office for Hamonization in the Internal market”, viết tắt là OHIM, có trụ sở tại Tây Ban Nha.
Đơn đăng ký nhãn hiệu CTM có thể được làm bằng một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Cộng đồng (đây được gọi là ngôn ngữ thứ nhất). Trong đơn, người nộp đơn phải tuyên bố chọn một trong 5 ngôn ngữ: Tây ban nha, Đức, Anh, Pháp và Ý (đây là 5 ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở OHIM) là ngôn ngữ thứ hai để sử dụng khi tiến hành các thủ tục, ví dụ như phản đối đơn, khiếu nại, huỷ bỏ hiệu lực, v.v...
3. Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ
Người nước ngoài có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ dựa trên các căn cứ sau:
- Nhãn hiệu đã được sử dụng trong thương mại tại Mỹ;
- Có ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại tại Mỹ;
- Nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký tại một nước là thành viên của Công ước Paris, hoặc nước là thành viên của một Thoả ước quốc tế về nhãn hiệu mà Mỹ công nhận;
- Nhãn hiệu đã được đăng ký tại nước xuất xứ của Người nộp đơn.
Các tài liệu và thông tin cần thiết cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ bao gồm:
- Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Thông tin về người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (tên, địa chỉ, quốc tịch,…);
Ngoài các tài liệu trên, người nộp đơn cần nộp thêm một số tài liệu cần thiết tùy thuộc vào căn cứ nộp đơn:
- Trường hợp nhãn hiệu đã được sử dụng: người nộp đơn cần tuyên bố trong đơn rằng nhãn hiệu đã được sử dụng và tài liệu thể hiện việc sử dụng nhãn hiệu (như mẫu bao bì chứa nhãn hiệu hoặc ảnh chụp nhãn hiệu được sử dụng trên sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,…);
- Trường hợp nhãn hiệu chưa được sử dụng: người nộp đơn cần tuyên bố trong đơn ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại Mỹ. Trong trường hợp này, người nộp đơn phải tiến hành sử dụng nhãn hiệu thực sự trong thương mại Mỹ sau khi nộp đơn. Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp sau khi người nộp đơn đã nộp đầy đủ những tài liệu cần thiết thể hiện việc sử dụng nhãn hiệu trong thực tế.
- Trường hợp dựa trên đơn đăng ký đã nộp ở một nước khác hoặc nước xuất xứ của người nộp đơn: người nộp đơn cần tuyên bố ý định sư dụng nhãn hiệu trong thương mại Mỹ kèm theo các tài liệu và bản sao công chứng đơn đã nộp ở nước khác;
Xem xét đơn đăng ký:
Đơn đăng ký sau khi nộp sẽ được chuyển sang giai đoạn xét nghiệm đơn thường kéo dài 05 tháng. Nếu đơn đăng ký không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Mỹ sẽ ra thông báo từ chối, người nộp đơn có quyền khiếu nại thông báo trên trong thời hạn 06 tháng. Ngược lại, nếu đơn đăng ký đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì sẽ được chuyển sang giai đoạn công bố đơn trên công báo nhãn hiệu hàng hóa.
Hết thời hạn đăng trên công báo nhãn hiệu hàng hóa, nếu không có cá nhân, tổ chức nào phản đối, người nộp đơn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ là 10 năm.
4. Đăng ký nhãn hiệu tại Lào, Campuchia và Myanmar
4.1 Đăng ký nhãn hiệu tại Lào:
Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Lào cần nộp đơn thông qua:
- Đại diện hợp pháp tại CHDCND Lào hoặc;
- Tổ chức đại diện SHTT tại Lào.
Cũng giống như nhiều quốc gia khác, CHDCND Lào cũng áp dụng Bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ Quốc tế theo Thỏa ước NICE. Mỗi đơn đăng ký chỉ được dùng để đăng ký cho 01 nhãn hiệu.
Các thông tin và tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của Người nộp đơn;
- Giấy uỷ quyền có công chứng của Người nộp đơn. Giấy ủy quyền phải nêu cụ thể nhãn hiệu Mỗi giấy ủy quyền chỉ được sử dụng cho việc đăng ký 01 nhãn hiệu; chỉ được sử dụng cho nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu khi các đơn đăng ký này nộp cùng nhau.
- 10 (mười) mẫu nhãn hiệu cần đăng ký có kích thước không nhỏ hơn 50 x 50mm và không lớn hơn 100 x 100 mm;
- Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Nhãn hiệu đăng ký sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định cả về hình thức và nội dung có thể kéo dài đến 06 tháng. Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
4.2 Đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia:
Người nước ngoài có thể nộp đơn đăng ký ở Campuchia cho nhãn hiệu đã được đăng ký ở một quốc gia khác hoặc nhãn hiệu đăng ký đầu tiên ở Campuchia. Trường hợp nhãn hiệu đã được đăng ký ở quốc gia khác, người nộp đơn cần cung cấp các thông tin về đơn đăng ký đầu tiên cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu Campuchia. Trường hợp đơn đăng ký ở Campuchia là đơn đăng ký đầu tiên thì người nộp đơn phải nêu rõ “ý định sử dụng nhãn hiệu” trong đơn.
Các thông tin và tài liệu cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu ở Campuchia gồm có:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của người nộp đơn;
- Giấy ủy quyền của chủ nhãn hiệu có công chứng của nước sở tại;
- 20 mẫu nhãn hiệu có kích thước không dưới 50x50 mm và không lớn hơn 80 x 80 mm;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký bảo hộ;
- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có).
Mỗi đơn đăng ký ở Campuchia chỉ được đăng ký cho một nhãn hiệu và cho 01 nhóm sản phẩm dịch vụ. Đơn đăng ký cũng phải trải qua các giai đoạn xem xét về nội dung và hình thức. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thường được cấp trong vòng 5-6 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Campuchia là 10 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày hưởng quyền ưu tiên. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Hết thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp “Bản tuyên thệ về việc sử dụng nhãn hiệu” nếu nhãn hiệu được sử dụng tại Campuchia hoặc “Bản tuyên thệ về việc không sử dụng nhãn hiệu” nếu nhãn hiệu không được sử dụng. Trường hợp chủ nhãn hiệu không nộp bản tuyên thệ, nhãn hiệu sẽ bị đình chỉ nếu có người thứ 3 yêu cầu.
4.3 Đăng ký nhãn hiệu tại MYANMAR:
Ở Myanmar, việc đăng ký nhãn hiệu không bắt buộc vì nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua thực tế sử dụng. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giúp chủ sở hữu nhãn hiệu chống lại hành vi xâm phạm quyền một cách hữu hiệu. Sau khi đăng ký, nhãn hiệu sẽ được đăng trên báo chí để cảnh báo về quyền sở hữu công nghiệp. Việc đăng báo này được coi là bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu và đươc chấp nhận trong phiên tòa dân sự và hình sự để chống lại bên thứ ba.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài không thể trực tiếp nộp đơn tại Myanmar mà phải thông qua Người ủy quyền hợp pháp tại Myanmar hoặc Tổ chức đại diện về nhãn hiệu tại Myanmar. Hồ sơ đăng ký gồm có:
- Giấy ủy quyền có công chứng và được xác nhận của Đại sứ quán hoặc Cơ quan lãnh sự của Myanmar ở nước ngoài;
- Bản tuyên thệ về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu (làm theo mẫu). Bản tuyên thệ phải có chữ ký và dấu (nếu có) của chủ sở hữu, được công chứng tại cơ quan công chứng, sau đó được hợp pháp hóa lãnh sự tại lãnh sự quán Myanmar nơi gần nhất;
- 12 mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục sản phầm và/hoặc dịch vụ (không nhất thiết phải phân loại theo phân loại quốc tế);
Thông thường, việc đăng ký một nhãn hiệu ở Myanmar trải qua 03 bước: Tra cứu nhãn hiệu tại Cơ quan có thẩm quyền; Nộp đơn đăng ký; Đăng thông báo trên báo chí. Thời gian từ khi nộp đơn đăng ký đến khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là từ 04-06 tuần.
Myanmar không có quy định về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu, tuy nhiên, chủ sở hữu nhãn hiệu được khuyến cáo về việc đăng thông báo sử dụng nhãn hiệu trên báo chí 03-05 năm một lần để ngăn ngừa hành vi xâm phạm và là bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu.
Dịch vụ liên quan:
- Đăng ký nhãn hiệu
- Kiểu dáng công nghiệp
- Sáng chế/Giải pháp hữu ích
- Quyền tác giả
- Sửa đổi - Chuyển giao
- Khiếu nại - Phản đối đơn
- Bảo hộ - Thực thi