- » IPIC TƯ VẤN THÀNH CÔNG THƯƠNG VỤ TĂNG VỐN LÊN GẦN 6.000 TỈ CHO TẬP ĐOÀN LOTTE
- » IPIC TƯ VẤN THÀNH CÔNG DỰ ÁN CỦA TẬP ĐOÀN LG CHEM TẠI VIỆT NAM
- » CÔNG TY LUẬT TNHH IPIC THÀNH CÔNG TRONG VIỆC TƯ VẤN DỰ ÁN CÓ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ GẦN 3 TỶ USD CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG ENGINEERING TẠI TỔ HỢP HÓA DẦU MIỀN NAM
- » IPIC TƯ VẤN THÀNH CÔNG DỰ ÁN ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN ĐẦU TIÊN Ở HÀ NỘI CỦA TẬP ĐOÀN HITACHI ZOSEN VÀ TẬP ĐOÀN T&T
- » Khai trương Chi nhánh Công ty Luật IPIC tại Tp. Hồ Chính
Hỏi đáp
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho người mua và nhận tiền thanh toán, còn người mua mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và thanh toán tiền hàng cho người bán.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, Hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2004 và Luật Thương mại năm 2005.
Theo quy định tại điều 428 "Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán".
Còn theo quy định của Luật thương mại năm 2005 tại khoản 8 điều 3 " Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận".
Như vậy hiện nay liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa có sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự và Luật thương mại, để phân biệt hai loại hợp đồng này phải căn cứ vào các nội dung cơ bản sau:
Hợp đồng mua bán hàng hóa do Luật thương mại điều chỉnh có mục đích sinh lợi, còn hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật dân sự chỉ mục đính tiêu dùng.
về chủ thể: Hợp đồng mua bán hàng hóa trong luật thương mại chủ thể tham gia một trong các bên phải là thương nhân, còn trong hợp đồng dân sự thì không yêu cầu chỉ cần đáp ứng đủ năng lực hành vi dân sự có thể giao dịch.
-
Hỏi: Đăng ký nhãn hiệu là gì ?
Đáp: Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với
Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.
Nhãn hiệu được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp đơn, căn cứ vào các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung đơn. đăng ký nhãn hiệu hàng hóaÝ nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
-
Hỏi: Việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư được thực hiện như thế nào?
Đáp: Điều 12 Luật đầu tư 2005 quy định việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư:
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam.
- Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Toà án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
-
Hỏi: Nhà đầu tư có những nghĩa vụ gì?
Đáp: Điều 20 Luật đầu tư 2005 quy định nghĩa vụ của nhà đầu tư như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.
Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản xác nhận.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê.
- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
-Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
-
Hỏi: Nhà đầu tư có các quyền gì?
Đáp: Quyền của nhà đầu tư được quy định từ Điều 13 đến Điều 19 Luật đầu tư 2005 gồm:
- Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh
- Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư
- Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư
- Quyền mua ngoại tệ
- Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư
- Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- Hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.
- Tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội khác có liên quan đến hoạt động đầu tư; góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư.
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.