- » IPIC TƯ VẤN THÀNH CÔNG THƯƠNG VỤ TĂNG VỐN LÊN GẦN 6.000 TỈ CHO TẬP ĐOÀN LOTTE
- » IPIC TƯ VẤN THÀNH CÔNG DỰ ÁN CỦA TẬP ĐOÀN LG CHEM TẠI VIỆT NAM
- » CÔNG TY LUẬT TNHH IPIC THÀNH CÔNG TRONG VIỆC TƯ VẤN DỰ ÁN CÓ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ GẦN 3 TỶ USD CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG ENGINEERING TẠI TỔ HỢP HÓA DẦU MIỀN NAM
- » IPIC TƯ VẤN THÀNH CÔNG DỰ ÁN ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN ĐẦU TIÊN Ở HÀ NỘI CỦA TẬP ĐOÀN HITACHI ZOSEN VÀ TẬP ĐOÀN T&T
- » Khai trương Chi nhánh Công ty Luật IPIC tại Tp. Hồ Chính
Tin tức
31/08/2009
Phần trình bày của diễn giả Đoàn Tử Tích Phước xung quanh vấn đề chế định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh bao gồm các nội dung chính:
- Giới thiệu hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại một số quốc gia
- Thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam
- Kiến nghị và giải pháp liên quan tới chế định cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam
Chủ đề của Tọa đàm gắn liền với một hoạt động thực tiễn thực thi Luật cạnh tranh và đã nhận được sự quan tâm và nhiệt tình đóng góp ý kiến từ phía các đại biểu.
Bà Trịnh Thị Sâm – Trưởng khoa luật Đại Học Thương Mại đã nêu ra những thành công của bài nghiên cứu trong việc khái quát nhiều thông tin cụ thể và bao quát liên quan đến cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam và một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm được rút ra từ các chế định cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đề cập đến rất nhiều Luật cạnh tranh của các nước cũng có những hạn chế khi nội dung chưa thực sự tập trung phân tích sâu vào một số nước để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Theo ý kiến chủ quan của Bà Sâm, bài nghiên cứu sẽ trọn vẹn nếu đi sâu vào phân tích hơn nữa các chế định cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam, nêu lên những tồn tại và yếu kém của nguồn lực hiện có đặc biệt là kinh nghiệm rút ra từ các vụ việc do VCA thụ lý và xét xử.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Huyên đến từ Bộ Tư pháp cho rằng đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc và mang hiệu quả chuyên môn cao đóng góp vào quá trình xây dựng và thực thi Luật cạnh tranh và phục vụ công tác nghiên cứu. Theo Ông, bài nghiên cứu này nên tóm gọn lại thành 3 phần: Các vấn đề lý luận về cạnh tranh không lành mạnh; thực thi Pháp luật cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam và nhận xét và kiến nghị. Những vấn đề được đề cập có tính hệ thống của bài nghiên cứu cần được triển khai nghiên cứu sâu hơn để có thể trở thành một đề tài nghiên cứu khoa học.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh – Giảng viên trường Đại Học Luật đề cập đến vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Quảng cáo, đáng chú ý là các hành vi mang tính chất lừa dối và so sánh. Đây là vấn đề xảy ra thường xuyên trong đời sống kinh tế và đang gây bức xúc cho người tiêu dùng. Liên quan tới vấn đề này, cách thức ứng xử của cơ quan quản lý cạnh tranh trong các trường hợp cụ thể sẽ như thế nào vì đây là một vấn đề mang cả yếu tố định tính bên cạnh yếu tố định lượng.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh đến từ công ty Luật lại cho rằng liên quan đến vấn đề Quảng cáo lại cho rằng vấn đề quảng cáo của các doanh nghiệp chỉ là giải thích về công nghệ sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn chứ không phải là hình vi cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới việc phân định giữa lành mạnh và không lành mạnh cũng rất mong manh, do vậy cần xây dựng các văn bản hướng dẫn thực thi Luật cụ thể trong từng ngành nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Luật.
Theo bà Lê Thị Kim Hồng đến từ Công ty Unilever Việt Nam trao đổi xung quanh vấn đề do Quảng cáo đưa thông tin rất mạnh đến người tiêu dùng và người tiêu dùng Việt Nam hiện nay rất tin vào Quảng cáo. Để xử lý vấn đề trong vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh nói chung và Quản cáo nói riêng mà đi theo trình tự tố tụng thì Doanh nghiệp không lựa chọn theo hướng đó do trình thủ tục không thuận lợi cho Doanh nghiệp. Nếu có sửa đổi Luật thì nên sửa đổi trình tự theo hướng đơn giản và tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp.
Phần thảo luận đã diễn ra trong không khí sôi nổi và cởi mở. Các đại biểu đã thẳng thắn nêu ra quan điểm và kiến nghị nhằm tạo môi trường pháp lý minh bạch, công bằng về cạnh tranh lành mạnh, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Buổi Tọa đàm được đánh giá là thành công với những kinh nghiệm và bài học được rút ra đối với việc thực thi và triển khai luật ở Việt Nam cũng như những cảnh báo đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Để xây dựng và triển khai một hệ thống pháp luật cạnh tranh chặt chẽ và hiệu quả đòi hỏi phải có khoảng thời gian tương đối dài, do đó nhất thiết phải chú trọng tăng cường xây dựng thể chế và nguồn lực con người bắt kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
Đây sẽ là một diễn đàn mở cho các nhà quản lý, các tổ chức, Doanh nghiệp cá nhân quan tâm đến luật và chính sách cạnh tranh trao đổi, thảo luận, đúc rút kinh nghiệm, qua đó góp phần đưa Luật cạnh tranh vào đời sống kinh tế - xã hội một cách rộng rãi và thường xuyên hơn. Các khuyến nghị, đề xuất của các đại biểu sẽ tiếp tục được nghiên cứu và đem ra trao đổi ở các chương trình tọa đàm sau.
Thanh Hương