Liên kết website
Tư vấn trực tuyến
  • Tư vấn Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn Đầu tư
  • Tư vấn Doanh nghiệp
  • Tư vấn Pháp lý
Thống kê truy cập
Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 - ipic, luat, luật, tư vấn đầu tư, tu van dau tu, tư van doanh nghiep

Tin tức

Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014

Luật Doanh nghiệp 2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 là một trong những văn bản pháp lý quan trọng đã được Quộc hội thông qua với những điểm mới mang tính chất đột phá, mở rộng hành lang pháp lý kinh doanh cho các Doanh nghiệp.

Khi được áp dụng trong thực tiễn, Luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp trong nước, Doanh nghiệp nhà nước....

 

Chúng tôi xin giới thiệu một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014.

 

Một là, đăng kí kinh doanh.

Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 với mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành công cụ kinh doanh rẻ hơn và an toàn hơn nhằm hấp dẫn nhà đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư và huy động tốt mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. 

Trên cơ sở đó, Luật DN sửa đổi 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi quy định giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không bắt buộc ghi ngành nghề kinh doanh; Tách bạch giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh; Bãi bỏ các yêu cầu và điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng kí thành lập doanh nghiệp; Hài hoà thủ tục đăng kí doanh nghiệp với thuế lao động, bảo hiểm xã hội; Doanh nghiệp tự quyết con dấu, nội dung và hình thức con dấu; Doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.

Hai là về góp vốn điều lệ kinh doanh.

Về vấn đề vốn, nhằm giải quyết những vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong thực tiễn áp dụng các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó Luật DN sửa đổi 2014 đã có áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán đủ phần vốn góp khi thành lập công ty; Thống nhất các khái niệm về vốn công ty cổ phần như cổ phần được quyền phát hành và cổ phần đã phát hành; Chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng.

Ba là, mô hình quản trị công ty cổ phần.

 Theo đó trên thế giới có nhiều mô hình quản trị công ty cổ phần như: Mô hình hội đồng hai cấp, mô hình hội đồng một cấp. Ở Việt Nam trước đó đã quản lý công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp ban hành 2005. Theo đó, cấu trúc gồm: Đại hội đông Hội đồng quản trị, Giám đốc/tổng giám đốc và ban kiểm soát.

 Nhưng tới mô hình tổ chức quản trị theo Luật doanh nghiệp 2014 cấu trúc mô hình sẽ gồm Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị (thành viên, thành viên độc lập), Giám đốc/tổng giám đốc.

 Bốn là, quy trình ra quyết định của công ty. 

 Tại Luật DN 2014 đã yêu cầu về tỉ lệ biểu quyết thông qua quyết định đại hội đồng cổ đông xuống 51% đối với quyết định thông thường và 65% đối với các quyết định quan trọng.

 Bên cạnh đó, Luật DN 2014 cũng mở rộng nội dung cho phép công ty quy định nguyên tắc quản trị doanh nghiệp cụ thể hơn, chi tiết hơn.

 Năm là, bảo vệ cổ đông. 

 Luật DN 2014 có quy định chi tiết về các cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi cổ tức. cổ đông ưuu đãi hoàn lại, cổ đông sáng lập.

 Sáu là, tổ chức lại, giải thể.

 Luật quy định rõ từng trường hợp bị giải thể và trình tự giải thể gồm các bước sau: phải có quyết định giải thể doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do giải thể sau đó tiến hành thanh lý tài sản, ưu tiên thanh toán nợ thuế.

 Bảy là, điểm mới trong quản lý doanh nghiệp nhà nước.

 Luật DN 2014 bổ sung một chương hoàn toàn mới về doanh nghiệp nhà nước. Đây là nội dung lâu nay chưa có luật nào quy định cụ thể. Trong đó, quy định về các lĩnh vực kinh doanh của nhà nước. Ngoài ra luật còn quy định về cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động, công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường.

 Bốn lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh:

 - Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên.

- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.

 

Quay lại trang trước
Tin tức khác